Giải pháp phần mềm CIIBOS ERP
Giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện
All IN ONE STOP SHOP SOLUTION CIIBOS ERP
CIIBOS SME ERP là phần mềm chuyên về quản lý doanh nghiệp, một sản phẩm đóng gói được phát triển bởi CIIBOS, đáp ứng các yêu cầu khác nhau của khách hàng và được kế thừa một nền tảng công nghệ tiên tiến, các quy trình chặt chẽ trong việc vận hành và quản lý từ các nước phát triển.
Khi nào doanh nghiệp của bạn cần Phần mềm quản lý
Nếu bạn cảm thấy 5 điều dưới đây thân quen, thì bạn đang cần một giải pháp quản lý. Nếu bạn chưa trải qua các điều đó thì ERP chưa phải là phải pháp mà bạn cần
Vì sao chọn giải pháp Passport2IT ERP được phát triển bởi CIIBOS
Gồm 14 phân hệ - Quản lý toàn diện các mặt doanh nghiệp
Chi phí đầu tư ban đầu thấp
Mã nguồn mở
Kiến trúc mở
Tính tích hợp và mở rộng
Nhân sự
Resources
Bạn có thể Chat trực tiếp với chúng tôi thông qua CIIBOS Chat Messenger ở góc dưới bên trái
Testimonials
Các khách hàng đang sử dụng đang nói gì về Passport2IT SME ERP
4.4/5.0
Bạn cần gì để bắt đầu
ERP được coi là một hệ thống, một giải pháp hơn là một sản phẩm phần mềm. Một hệ thống ERP bao gồm nhiều phân hệ cấu thành, và mỗi phân hệ được sử dụng ở một hay nhiều phòng ban. ERP vừa đóng vai trò là một công cụ để thu thập, xử lý dữ liệu (chức năng của một sản phẩm), vừa đóng vai trò là một công cụ để kết nối các thành viên trong công ty lại với nhau, qua một cơ sở dữ liệu duy nhất, và quan trọng hơn hết, ERP đóng vai trò như một công cụ cưỡng bức thực thi nội quy của công ty một cách minh bạch và không có sự thiên vị: Vai trò mỗi người được làm việc gì, quyền hạn của mỗi người, giờ giấc làm việc, công việc thực hiện trong ngày, mức độ hoàn thành công việc, toàn bộ lịch sử làm việc… Do ERP có tính phụ thuộc vào quy trình công ty, và sự phức tạp trong việc kết nối con người, nên một hệ thống ERP muốn triển khai thành công phải đảm bảo:
- Vai trò của người đứng đầu doanh nghiệp là quan trọng nhất. Người đứng đầu phải hiểu rất rõ ERP là một giải pháp, và mọi giải pháp (cũng như quy trình mới, nội quy mới) trong quá trình triển khai sẽ xảy ra xung đột lợi ích. Nếu người đứng đầu cảm thấy khó khăn khi áp dụng những nội quy mới (trên giấy) trong công ty, và khó khăn trong việc bắt nhân viên làm theo thì điều tương tự sẽ xảy ra khi triển khai ERP.
- Vai trò của đối tác triển khai. Khi sự quyết tâm của người đứng đầu công ty được thể hiện, thì yếu tố quan trọng thứ 2 là nhân sự triển khai. Nhân sự tham gia triển khai ERP phải là người am hiểu về kiến thức ngành, am hiểu về quy trình công ty, và một số kĩ năng mềm trong việc dung hòa lợi ích của nhiều cá nhân.
CIIBOS LITE ERP FOR SME
Bắt đầu quản trị chuyên nghiệp trong 2 GIỜ
CIIBOS POS
Quản lý bán hàng Online trong 30 Phút
Sơ lược tính năng các phân hệ của phần mềm CIIBOS ERP
I. Phân hệ quản lý khách hàng và bán hàng (CRM)
1. Quản lý quan hệ khách hàng
Các chức năng chính trong phân hệ quản lý khách hàng:
- Ghi nhận thông tin chi tiết của khách hàng từ lúc bắt đầu tìm kiếm đến lúc trở thành khách hàng chính thức (Khách hàng tiềm năng => Khách hàng cơ hội => Khách hàng chính thức)
- Phân quyền cho nhân viên kinh doanh quản lý từng khách hàng
- Ghi nhận thông tin những người liên hệ của khách hàng
- Ghi nhận các hoạt động chăm sóc khách hàng của nhân viên kinh doanh
- Ghi nhận các chi phí liên quan đến khách hàng
- Ghi nhận và quản lý hợp đồng khách hàng
- Thống kê các giao dịch liên quan đến khách hàng: giá, sản phẩm bán, ngày bán hàng đầu tiên, ngày bán hàng cuối cùng…
- Quản lý địa chỉ khách hàng theo vị trí thực
2. Quản lý bán hàng (Bán sỉ ghi nhận công nợ)
Bán hàng:
- Tạo đơn hàng bán (Hệ thống tự động cập nhật giá, chương trình khuyến mãi, chiết khấu đã thiết lập sẵn)
- Quản lý danh sách đơn hàng đã tạo
- Cho phép cấp trưởng phòng và cấp quản lý duyệt đơn hàng (nếu có)
- Xác nhận đơn hàng (Dành cho Chi nhánh không có sắp lệnh giao hàng, vận chuyển)
- Tạo đơn hàng bán trả lại, cho phép thu mua ngược lại từ khách hàng
- Quản lý danh sách đơn hàng trả lại đã tạo
- Ghi nhận và xác nhận lịch sử thanh toán của khách hàng
Quản lý các chính sách bán hàng
- Đáp ứng các loại hình khuyến mãi đa dạng: Khuyến mãi theo số lượng mua bậc thang (mua từ số lượng nào đến số lượng nào). Phạm vi áp dụng cho tất cả các khách hàng, hoặc nhóm khách hàng, hoặc khách hàng đặc biệt như :
- Mua sản phẩm A tặng sản phẩm B
- Mua nhóm sản phẩm X (gồm sản phẩm A+ B) tặng sản phẩm Y
- Mua sản phẩm X, được giảm giá theo phần trăm, hoặc số tiền.
- Chiết khấu theo số lượng mua bậc thang (mua từ số lượng nào đến số lượng nào) áp dụng cho từng khách hàng
- Chiết khấu bằng tiền
- Chiết khấu phần trăm trên giá trị mua hàng
Quản lý chính sách hoa hồng cho nhân viên kinh doanh đa dạng theo khách hàng, sản phẩm, doanh số…
- Khách hàng dưới 1 năm: mức hoa hồng được hưởng bao nhiêu phần trăm.
- Khách hàng trên 1 năm: mức hoa hồng được hưởng bao nhiêu phần trăm.
- Hưởng hoa hồng theo từng sản phẩm và nhóm sản phẩm: Sản phẩm A được hưởng bao nhiêu phần trăm, sản phẩm B được hưởng bao nhiêu phần trăm, nhóm sản phẩm X (sản phẩm A + sản phẩm B) được hưởng bao nhiêu phần trăm
- Hưởng hoa hồng theo định mức doanh số được thiết lập trước
II. Phân hệ quản lý báo giá (Quotation)
- Tạo bảng báo giá (Hệ thống tự động cập nhật giá tham khảo đã cài đặt sẵn nhưng có thể điều chỉnh giá thoả thuận giữa khách hàng và công ty trong cột giá thỏa thuận)
- Xem lại danh sách bảng báo giá đã tạo và cấp trưởng phòng, quản lý duyệt bảng báo giá
- Chuyển bảng báo giá sang phân hệ bán hàng (Hệ thống tự động cập nhật bảng báo giá của khách hàng sang bảng giá bán của công ty cho khách hàng đặc biệt này để lần sau tạo đơn hàng bán thì hệ thống tự động lấy giá của lần trước)
III. Phân hệ quản lý bán lẻ – Phần mềm POS
- Tạo hóa đơn bán hàng dành cho cửa hàng, quán café, quán ăn…. (Hệ thống tự động cập nhật giá, chương trình khuyến mãi, chiết khấu)
- Bán hàng bằng mã vạch, màn hình cảm ứng, tự động tính tiền và ghi nhận tiền thừa trả lại cho khách
- Quản lý các đơn hàng đã bán
- Quản lý đơn hàng bếp và xác nhận hoàn thành từng khâu của từng nhân viên
- Ghi nhận đơn hàng trả lại và bán thêm sản phẩm mới
- Ghi nhận việc rút tiền
- Ghi nhận việc nạp tiền
- Quản lý các giao dịch bán hàng theo từng quầy, từng nhân viên, từng chi nhánh.
- Quản lý định lượng nguyên vật liệu
- Tính toán nguyên vật liệu theo số lượng bán
- So sánh nguyên vật liệu tính theo định mức với thực tế để xử lý chênh lệch.
- Thiết lập máy POS mới
- Chỉ định máy POS cho nhân viên bán hàng sử dụng
- Thiết lập khu vực, bàn dành cho quán cafe
- Tích hợp toàn bộ với các thiết bị phần cứng như: Máy in bill, tủ đựng tiền, máy quét mã vạch, màn hình cảm ứng, máy POS…
IV. Phân hệ quản lý sản phẩm
1. Quản lý sản phẩm :
- Ghi nhận các thông tin chi tiết về thuộc tính sản phẩm: kích thước, màu sắc,hình ảnh…
- Thiết lập các tài khoản kế toán, thuế suất liên quan đến sản phẩm
- Thiết lập các quy cách đóng gói của sản phẩm: 1 thùng = 10 cây, 1 cây = 10 gói , 1 gói = 10 cái… (Hệ thống tự động quy đổi về đơn vị chuẩn khi bán hàng, nhập xuất sản phẩm)
- Thiết lập quy cách đo lường CBM của sản phẩm
- Thiết lập phạm vi được bán của sản phẩm
- Thống kê sản lượng hàng bán
- Thiết lập các định mức về tồn kho, xem chi tiết tần suất giao dịch của sản phẩm
2. Quản lý chính sách giá bán, giá mua đa dạng
- Thiết lập giá bán theo số lượng bán bậc thang (mua từ số lượng bao nhiêu đến số lượng bao nhiêu) áp dụng cho tất cả các khách hàng, nhóm khách hàng, khách hàng đặc biệt.
- Thiết lập giá bán theo nhóm sản phẩm để áp dụng giá bán bậc thang
- Giá mua cũng được thiết lập theo số lượng mua bậc thang và được quản lý theo nhà cung cấp
V. Phân hệ quản lý mua hàng (Purchasing)
- Ghi nhận thông tin chi tiết của nhà cung cấp
- Ghi nhận thông tin những người liên hệ của nhà cung cấp
- Nhập mua hàng (Hệ thống tự động lấy giá mua của nhà cung cấp đã chọn để đặt)
- Phân bổ chi phí mua hàng
- Tạo đơn đặt mua hàng (Hệ thống tự động lấy giá mua của nhà cung cấp đã chọn để đặt)
- Quản lý đơn đặt mua hàng đã tạo và theo dõi quá trình giao hàng
- Cho phép trưởng phòng và quản lý duyệt đơn đặt mua hàng (nếu có)
- Tạo phiếu hàng mua trả lại nhà cung cấp
- Quản lý danh sách đơn hàng mua trả lại đã tạo
- Cho phép trưởng phòng và cấp quản lý duyệt đơn trả lại
- Tạo và quản lý hàng xuất – nhập gia công : Tạo phiếu xuất gia công , nhập gia công và theo dõi lượng hàng đem gia công, tính giá nguyên liệu gia công.
VI. Phân hệ quản lý kho (Warehouse)
- Nhập – xuất – điều chuyển kho nội bộ
- Chuyển kho giữa các chi nhánh
- Thiết lập kho: Tạo kho, khu vực, các sản phẩm thuộc khu vực nào của kho, nhân viên quản lý
- Quản lý Nhập – Xuất – Tồn kho theo lô
- Kiểm kho và xử lý chênh lệch kho
- Khóa dữ liệu kho
- Quản lý tồn kho, thông báo tồn kho dưới định mức
- Báo cáo chi tiết thẻ kho
- Dự báo tồn kho trong tương lai dựa theo đơn đặt hàng.
VII. Phân hệ quản lý vận chuyển (Delivery)
- Tạo lệnh giao hàng từ phiếu đặt hàng đã được duyệt
- Lên kế hoạch giao hàng, điều vận xe
- Theo dõi và quản lý tài xế, quản lý thông tin xe
- Xác nhận giờ xe ra và vào cổng
- Quản lý và theo dõi chi phí xe : sửa chữa, xăng, kiểm định, phạt giao thông…
- Ghi nhận và tính chi phí từng chuyến xe : Phí chành xe, phí cầu đường, phí gửi hàng…
- Thống kê lịch sử giao dịch của từng xe : 1 ngày xe đi bao nhiêu chuyến, bao nhiêu đơn hàng, thời gian 1 chuyến mất bao lâu, do tài xế nào đảm nhận…
- Xem vị trí các điểm giao hàng trên Bing Map
VIII. Phân hệ quản lý kế toán (Accounting)
- Cho phép thiết lập hệ thống bộ mã kế toán (Thiết lập mặc định theo bộ mã Kế Toán Việt Nam.)
- Thiết lập hạch toán kế toán cho các nghiệp vụ phát sinh của những phân hệ: Bán hàng, Mua hàng, Kho… Nhân viên không cần nhớ định khoản, hệ thống sẽ hạch toán theo các thiết lập được định sẵn.
- Thiết lập hạch toán kế toán cho các bút toán liên quan đến hoạt động thu – chi để tránh trường hợp hạch toán sai, dẫn đến kế toán kiểm tra lại, gây lãng phí thời gian (Chi tiền nộp vào TK, Thu rút tiền ngân hàng, Chi mua đồ dùng…).
- Ghi nhận số dư ban đầu: Kho, công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp, công nợ với nhân viên, các đầu mục tài khoản kế toán.
- Lập Phiếu Thu – Phiếu Chi bằng tiền mặt hoặc ngân hàng.
- Thu tiền bán hàng và thanh toán mua hàng theo đơn hàng.
- Xử lý và cấn trừ công nợ
- Giảm giá theo Voucher
- Lập phiếu kế toán tổng hợp
- Ghi nhận và quản lý các khoản vay, thanh toán vay theo từng kế ước
- Ghi nhận hóa đơn mua hàng được tập hợp từ các phiếu nhập kho
- Thiết lập định mức công nợ và thông báo công nợ quá hạn theo nhiều loại hình công nợ
- Ghi nhận tài sản cố định, trích khấu hao TSCĐ và hạch toán vào sổ hàng tháng
- Ghi nhận công cụ dụng cụ, trích phân bổ CCDC và hạch toán vào sổ hàng tháng
- Ghi nhận chi phí trả trước, trích phân bổ và hạch toán vào sổ hàng tháng
- Tính giá xuất kho
- Kết chuyển lãi lỗ
- Khóa dữ liệu kế toán
- Tính lợi nhuận theo từng đơn hàng bán
- Báo cáo : công nợ phải thu, phải trả , các đối tượng khác, quỹ tiền mặt, ngân hàng
- Báo cáo tổng hợp kế toán : Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản, sổ nhật ký chung…
- Báo cáo tài chính: Bảng cân đối tài khoản, Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ.
- Báo cáo lợi nhuận theo từng công trình
- Quản lý thu chi theo từng công trình
- Và các báo cáo liên quan đến kế toán khác
IX. Phân hệ quản lý nhân sự – tiền lương (HRM)
- Ghi nhận thông tin chi tiết của nhân viên từ lúc tìm kiếm tuyển dụng => phỏng vấn => làm việc chính thức => nghỉ việc.
- Chấm công hoặc tích hợp máy chấm công để đọc dữ liệu : Giờ vào, giờ ra, vào trễ, ra sớm, tăng ca…
- Thiết lập các quy định về lương: Bậc lương, lương cơ bản, lương phụ cấp, lương đóng bảo hiểm, thiết lập các ca làm việc…
- Ghi nhận ngày nghỉ trong quá trình làm việc: nghỉ có phép, không phép, phép năm, nghỉ có lương, nghỉ không lương…
- Quản lý và theo dõi ngày phép năm của nhân viên
- Ghi nhận các khoản giảm trừ gia cảnh
- Ghi nhận các khoản phụ cấp và giảm trừ. Riêng các khoản phụ cấp doanh nghiệp được quyền tự thiết lập công thức theo quy định của doanh nghiệp và có thể thay đổi theo thời gian.
- Tính lương, tạm ứng doanh nghiệp được quyền tự thiết lập công thức theo quy định doanh nghiệp và có thể thay đổi theo thời gian.
- Báo cáo tổng hợp lương theo từng bộ phận, phòng ban, phiếu lương của từng nhân viên….
- Báo cáo lương hàng tháng để gửi ngân hàng
X. Phân hệ quản lý công việc (Task Management)
- Tạo công việc hàng ngày
- Quản lý và theo dõi tiến độ công việc theo từng dự án của cá nhân, hoặc của nhóm
- Quản lý chi tiết từng hoạt động liên quan đến công việc đó của từng dự án
- Cho phép đính kèm tài liệu vào các hoạt động
- Cho phép người quản lý kiểm tra, duyệt hoặc không duyệt kết quả của công việc
- Cho phép Giám đốc kiểm tra lại người kiểm tra
XI. Phân hệ quản trị hê thống (System Management)
- Cho phép thiết lập đa công ty, đa chi nhánh
- Thiết lập các thông tin về công ty như gân hàng, địa chỉ và các loại mã hệ thống
- Cho phép thiết lập động các nhóm người dùng
- Phân quyền nhân viên theo công ty, chi nhánh, bộ phận
- Phân quyền quản lý theo từng phân hệ, từng công ty, theo vai trò của từng nhân viên
- Ghi nhận và thông báo các hoạt động của nhân viên đã làm
XII. Phân hệ báo cáo thông minh (Dashboard)
- Các báo cáo Passport2IT đã thiết lập sẵn như: báo cáo doanh thu, sản lượng bán, sản lượng mua, dự báo kho, báo cáo về giao hàng… (trên 60 báo cáo động).
- Ngoài ra, Passport2IT còn cho phép doanh nghiệp tự động tạo báo cáo theo ý mình